This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Giá thép và một số mặt hàng vật liệu xây dựng giảm

Cụ thể, giá thép tiếp tục giảm 14 RMB so với ngày liền trước xuống còn 3.803 RMB/tấn, tương đương khoảng 0,37%.

Giá vàng đầu phiên sáng nhích nhẹ khoảng 0,04%, đạt mức 1.267,6 USD/ounce.

Trong khi đó giá cao su giảm mạnh khoảng 3,55%, cụ thể từ 7,4 JPY/kg xuống còn 214,5 JPY/kg.

Giá dầu thô đầu phiên sáng nay ghi nhận chuyển động trái chiều, trong đó giá dầu WTI giảm nhẹ khoảng 0,01% xuống còn 49,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng khoảng 0,16% lên mức 52,31 USD/thùng.

Giá thép và một số mặt hàng vật liệu xây dựng giảm

Ngành xi măng đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất

Thị trường thừa 26 triệu tấn

Hiệp hội Xi măng Việt Nam công bố, tính đến thời điểm này, tổng công suất ngành xi măng lên tới 86 triệu tấn, trong khi khả năng hấp thụ của cả nước trong cả năm dự kiến chỉ khoảng 60 triệu tấn, 26 triệu tấn còn lại phải tiêu thụ qua xuất khẩu.

Sở hữu 8 doanh nghiệp chuyên sản xuất xi măng, cộng thêm 2 đơn vị mới nhận về là Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang oằn mình lo tiêu thụ khi nguồn cung hiện nay đang dư lớn.

Tính đến hết tháng 5/2017, lượng xi măng và clinker tồn kho của Vicem vào khoảng 1,4 triệu tấn, tương đương hơn 30 ngày sản xuất.

Ngành xi măng đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất
Ngành xi măng đang đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem Lương Quang Khải cho biết, đối với Vicem, điều kiện tốt nhất cho tồn kho là 20 ngày sản xuất, tương đương 800.000 đến 1 triệu tấn, vừa đủ để dự phòng cho sự cố máy móc.

Dù Vicem có tiếng trên thị trường với thương hiệu và thị phần chiếm gần 35% nhưng lượng clinker, xi măng tồn trong kho của Vicem đã cho thấy một bức tranh khá tối màu.

Từ cuối năm 2016 đến nay, thị trường xi măng được bổ sung thêm khoảng 6-7 triệu tấn của các nhà máy mới đi vào hoạt động như Xi măng Sông Lam (Nghệ An), Xi măng Long Sơn (Thanh Hóa)… khiến việc tiêu thụ nội địa với tất cả các nhà sản xuất xi măng đều chật vật.

Ông Khải cho biết thêm: "Trong năm 2017, nhu cầu tiêu dùng xi măng nội địa dự kiến chỉ tăng 7-8%, nhưng trong bối cảnh có thêm vài triệu tấn từ các nhà máy mới, mà xi măng đã sản xuất ra kiểu gì cũng phải bán, dù hạ giá, để doanh nghiệp còn quay vòng vốn, đã khiến thị trường xáo trộn không nhỏ".

Trong 10 doanh nghiệp thành viên của Vicem, các doanh nghiệp gần khu vực miền Trung tiêu thụ vất vả nhất như Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai do việc bổ sung nguồn cung từ cuối năm 2016 đều tập trung tại khu vực này.

Đại diện Vicem cho biết, tại miền Trung, tiêu thụ xi măng tăng không đáng kể. Điển hình như Nghệ An tiêu thụ chỉ khoảng 1,5-2 triệu tấn, nhưng riêng 1 nhà máy mới đưa vào hoạt động tại đây đã có công suất 4 triệu tấn, chưa kể các nhà máy xi măng đã hoạt động từ trước.

Xuất khẩu tăng nhưng giá giảm

Lượng xi măng dư thừa lớn được tiêu thụ qua con đường xuất khẩu. Ngành xi măng gặp thuận lợi khi tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay duy trì được mức tăng trưởng dương về sản lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2016, nhưng mức giá xuất khẩu hiện rớt mạnh so với thời điểm năm 2014.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 5/2017, xuất khẩu xi măng và clinker đã tăng 16,6% về lượng và tăng 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm 2017, lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, trị giá 288 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xi măng The Vissai, đơn vị có nhà máy Xi măng Sông Lam (giai đoạn I mới hoạt động có công suất 4 triệu tấn), giá xuất khẩu xi măng, clinker đang giảm mạnh. So với năm 2014, hiện giá xuất khẩu xi măng giảm còn 45-50 USD/tấn so với mức 55-60 USD/tấn, FOB clinker ở quanh mức 29-30 USD/tấn, giảm 25%.

Năm 2014, giá xuất khẩu xi măng trên dưới 60 USD/tấn, FOB clinker từ 38-40 USD/tấn đã bắt đầu giảm từ năm 2015 đến nay.

Xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng trưởng liên tục từ năm 2010 đến năm 2014, với đỉnh cao năm 2014 xấp xỉ 20 triệu tấn xi măng và clinker, doanh thu đạt gần 1 tỷ USD, đứng nhất nhì trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong 2 năm 2015-2016, sản lượng xuất khẩu xi măng chỉ còn 16,2 triệu tấn và 14,7 triệu tấn.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, dù sản lượng và giá xuất khẩu đã nhích lên, nhưng chưa thể nói trước tình hình từ nay đến hết năm, do cạnh tranh xuất khẩu với Trung Quốc, Thái Lan, Iran, Pakistan vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường. Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, giá xuất khẩu clinker, xi măng của Việt Nam với các nước trong khu vực chỉ chênh nhau 0,5-1 USD/tấn.

Đáng nói, từ khi Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 100/2016/NĐ-CP được áp dụng, mỗi tấn clinker và xi măng xuất khẩu của Việt Nam gánh thêm chi phí thuế từ 4-7 USD/tấn. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải oằn mình bù lỗ để giữ thị trường và uy tín với bạn hàng, đặc biệt là với những thị trường và bạn hàng có hợp đồng dài hạn.

Giá cát xây dựng tại các tỉnh miền Tây tăng chóng mặt

Là chủ thầu xây dựng tại Khu dân cư Diệu Hiều (quận Cái Răng), anh Đinh Tông cho biết, ngày 29/5, anh gọi cửa hàng vật liệu để lấy cát xây thì giá cát tăng lên 340.000 đồng/m3.

Anh Tông cho biết, cát xây trước đây chỉ có giá 120.000 đồng/m3. Đến dịp lễ, giá cát tăng thêm 50.000 đồng/m3 và tiếp tục tăng chóng mặt sau đó và được dự báo sẽ còn tăng nữa.

Giá cát xây dựng tại các tỉnh miền Tây tăng chóng mặt
Giá cát xây dựng đã tăng gấp 3 lần

Anh Tông nói: "Cát lẫn cả bùn đất, giá vừa cao nhưng nhiều lúc gọi vẫn chưa có cát ngay, có khi phải chờ 2-3 ngày. Nhiều người đang xây nhà và lãnh thầu thi công đang điêu đứng vì cát".

Chủ cơ sở có nhiều sà lan vận chuyển cát từ Đồng Tháp, An Giang giao cho các cửa hàng vật liệu xây dựng tại Cần Thơ, Hậu Giang ngán ngầm: "Tình hình cát bữa giờ căng lắm. Sà lan phải xếp nhiều ngày mới có. Trước đây, khi mua tại mỏ, giá cát là 18.000 đồng/m3 và được bán lại cho các cửa hàng vật liệu với giá 35.000 đồng/m3. Nhưng hiện nay, giá cát đã cao gấp 3 lần".

Chủ cơ sở này cũng cho biết, hiện nay, không dễ để mua cát tại các mỏ vì rất khó xin hoá đơn, giá lại cao. Sà lan chở 800m3 cát nhưng chủ mỏ chỉ cung cấp hoá đơn nhiều nhất là 300-400m3.

Lốp xe tái chế tăng sức đàn hồi cho bê tông

Nhà nghiên cứu Obinna Onuaguluchi thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng cho biết, nhóm kỹ sư đã thử nghiệm sợi từ lốp xe tái chế với các tỷ lệ khác nhau cùng các vật liệu sản xuất bê tông khác như cát và nước trước khi tìm ra được tỷ lệ lý tưởng là 0,35% sợi lốp xe.

Các con đường bê tông có sử dụng cao su tái chế không còn mới ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Trung Quốc. Cách sử dụng các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông.

Lốp xe tái chế tăng sức đàn hồi cho bê tông
Các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông

Obinna Onuaguluchi cũng cho biết, thí nghiệm của nhóm các nhà khoa học cho thấy loại bê tông này giúp làm giảm sự hình thành 90% vết nứt so với bê tông thông thường. Dù cấu trúc bê tông sẽ tự phát sinh các vết nứt theo thời gian nhưng các sợi polymer sẽ giúp bảo vệ cấu trúc bê tông khi các vết nứt hình thành và kéo dài tuổi thọ của bê tông.

Mỗi năm, trên khắp thế giới, có đến 3 tỷ lốp xe được sản xuất, tạo ra gần 3 tỷ kg sợi cao su khi tái chế.

Giáo sư kỹ thuật dân dụng UBC Nemkumar Banthia cho biết, hầu hết các lốp xe phế liệu đều tập kết tại các bãi chôn lấp. Việc thêm sợi cao su vào bê tông có thể giúp giảm lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp lốp xe, giảm lượng phát thải của ngành công nghiệp xây dựng.

Giá thép sẽ tiếp tục tăng trong tháng 8

VSA đánh giá, những năm gần đây, dù việc tiêu thụ thép trong nước gặp nhiều khó khăn, bên cạnh những doanh nghiệp thua lỗ, vẫn có những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận ở mức khá và cao.

Tính từ năm 2015, Việt Nam là nước sản xuất thép lớn nhất khối ASEAN. Riêng sản phẩm thép cán nóng thì khi ấy Việt Nam gần như chưa sản xuất được. Tuy nhiên, từ tháng 6/2017, lượng thép cuộn cán nóng phải nhập khẩu hàng năm đã được giảm do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cho ra sản phẩm thép cán nóng.

Giá thép sẽ tiếp tục tăng trong tháng 8
Trong tháng 8 này, giá thép thành phẩm sẽ tiếp tục tăng thêm

Cũng theo VSA, các nhà sản xuất phải điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm để bù lại chi phí giá thành do giá phôi thép, thép phế tăng mạnh và liên tục. Trong đó, các nhà máy phía Nam tăng giá 3-4 lần, các nhà máy phía Bắc tăng giá 4 lần. Bên cạnh nguyên nhân giá phôi thép, thép phế tăng mạnh, than điện cực tăng giá và nguồn cung khan hiếm cũng đã khiến các nhà máy có lò EAF phải cân đối lại sản lượng phôi bán ra thị trường. Trong thời gian tới, dự báo, giá phôi sẽ giữ ở mức cao 10.500-10.700 đ/kg. Vì vậy, trong tháng 8 này, giá thép thành phẩm sẽ tiếp tục tăng thêm.

Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam

Quyết định có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký. Việc áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo trình tự thủ tục đúng quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, bằng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam
Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực

Tổng hạn ngạch tôn màu không chịu thuế tự vệ trong năm đầu tiên (từ 15/6/2017 đến 14/6/2018) là 380,68 nghìn tấn. Sang năm thứ 2, lượng tôn màu không chịu thuế tự vệ là 418,75 nghìn tấn và năm thứ 3 sẽ tăng lên 460,62 nghìn tấn. Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch là 19%.

Đây là mức thuế cho lượng hàng nhập khẩu ngoài hạn ngạch (số liệu cụ thể về lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ theo quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Bộ Công thương quy định).

Theo yêu cầu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính - đại diện cho nhóm các công ty: Công ty CP thép Nam Kim, Công ty CP Đại Thiên Lộc và Công ty CP tôn Đông Á, tháng 7/2016, Bộ Công thương đã ra Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, mặt hàng bị điều tra là tôn màu (còn gọi là tôn mạ màu) nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra được phân loại vào các mã HS: 7210.7090, 7210.7010, 7212.4090, 7212.4020, 7212.4010, 7226.9999, 7225.9990, 7226.9919.

Tháng 2/2017, cơ quan điều tra đã tham vấn công khai với tất cả các bên liên quan trong việc này.

Căn cứ Điều 5.1 và Điều 5.2 Hiệp định Tự vệ của WTO, Bộ Công Thương thông báo lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ (mức thuế tự vệ trong hạn ngạch là 0%) của hàng hóa từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như sau:

Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ phân bổ theo các quốc gia, vùng lãnh thổ:

 

Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ
(Đơn vị: tấn)

Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch

Trung Quốc

Hàn Quốc

Lãnh thổ Đài Loan

Quốc gia/vùng lãnh thổ khác

Tổng hạn ngạch không chịu thuế tự vệ

Năm thứ nhất
(Từ 15/6/2017 đến 14/6/2018)

323.120

34.451

14.428

8.680

380.679

19.00%

Năm thứ hai
(Từ 15/6/2018 đến 14/6/2019)

355.432

37.897

15.871

9.547

418.747

19.00%

Năm thứ ba
(Từ 15/6/2019 đến 14/6/2020)

390.976

41.686

17.458

10.502

460.622

19.00%

Năm thứ tư
(Từ 15/6/2020 trở đi (nếu không gia hạn)

0

0

0

0

0

0.00%

Nhôm ép Việt Nam vẫn bị ADC cáo buộc bán phá giá

ADC vẫn cáo buộc nhôm ép Việt Nam bán phá giá Nhôm ép Việt Nam vẫn bị ADC giữ nguyên cáo buộc bán phá giá. Ảnh: Tiếp thị thế giới

Tuy vậy, ADC vẫn giữ cáo buộc bán phá giá đối với sản phẩm này. Cụ thể, biên độ phá giá dành cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhôm ép của Việt Nam có hợp tác ở mức 7,7-18%, trong khi đó biên độ phá giá đối với các công ty không hợp tác lại là 34,9%.

VCA cho rằng, Malaysia vẫn tiếp tục bị điều tra chống trợ cấp với biên độ cáo buộc là 3,2%, mặc dù vậy quốc gia này chỉ bị áp biên độ phá giá đối với các công ty không hợp tác trong vụ kiện chống bán phá giá ở mức 13%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với mức áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa mới đạt hơn 60% kế hoạch

Riêng trong tháng 8, lượng tiêu thụ xi măng ước tính khoảng 6,08 triệu tấn, tăng 4% so với tháng 8/2016. Trong đó, tiêu thụ nội địa tăng 7% so với cùng kỳ, đạt khoảng 4,58 triệu tấn.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiêu thụ xi măng nội địa ước tăng 2% so với cùng kỳ năm 2016, đạt khoảng 39,17 triệu tấn.

Nhiều chuyên gia đánh giá, lượng xi măng tiêu thụ nội địa vẫn tăng, nhưng tăng rất chậm. Nguyên nhân có thể là do giá cát tăng đột biến 50-200% khiến nhiều công trình bị giảm, hoãn tiến độ. Cùng với đó, các công trình cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do mùa mưa năm nay lượng mưa khá nhiều.

Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa mới đạt hơn 60% kế hoạch
Trong 8 tháng đầu năm 2017, sản lượng tiêu thụ xi măng đạt khoảng 51,81 triệu tấn

Sản lượng xuất khẩu xi măng trong tháng 8 tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016, đạt khoảng 1,5 triệu tấn và ước đạt khoảng 12,64 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2017.

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu tiêu thụ 70-80 triệu tấn sản phẩm xi măng trong năm 2017 (xuất khẩu 14-15 triệu tấn, tiêu thụ nội địa 64-65 triệu tấn) trong những tháng còn lại của năm 2017, các doanh nghiệp thuộc ngành xi măng phải nỗ lực rất nhiều.

Trong 8 tháng, sản lượng sản phẩm xi măng xuất khẩu đạt 12,64 triệu tấn thì 14-15 triệu tấn sản phẩm xi măng xuất khẩu trong năm 2017 có thể cán đích, vượt kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa đến thời điểm này mới đạt trên 60% kế hoạch, khá khiêm tốn so với tiềm năng.

Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp chặn giá cát tăng vọt

Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp chặn giá cát tăng vọt
Giá cát xây dựng tăng chóng mặt khiến các nhà thầu trở tay không kịp

Trước thông tin giá cát xây dựng tăng mạnh được báo chí phản ánh gần đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp gấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, trong tháng 5/2017, báo chí đã có phản ánh tình trạng giá cát xây dựng tăng gấp 3 lần chỉ sau 1 tháng. Tình trạng cát “loạn giá” tại Tp.HCM đã khiến nhà thầu trở tay không kịp.

Thủ tướng cho ý kiến về việc sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên

Trước đó, như báo chí phản ánh, nhận thức của nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế và người tiêu dùng về vật liệu không nung chưa đầy đủ; nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa đưa ra giải pháp cụ thể để tăng cường sử dụng vật liệu không nung; nhiều chính sách sản xuất gạch không nung chưa cụ thể, không thực hiện được khi áp dụng ở nhiều địa phương...

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi vẫn ở tầm vĩ mô, triển khai, tiếp cận vốn ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất còn khó khăn, tiền thuê đất… còn rất chung chung.

Thủ tướng cho ý kiến về việc sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên
Thủ tướng vừa cho ý kiến về việc sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên

Về vấn đề này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo và đưa ra đề xuất về chính sách sản xuất gạch không nung.

Về tình trạng khan hiếm nguồn cung, giá cát xây dựng tăng cao trên địa bàn Tp.HCM, mỗi nơi một giá như báo chí phản ánh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT đưa ra phương án cung ứng, bán cát theo quy hoạch, đồng thời, bảo đảm môi trường.

PGS.TS. Trần Văn Miền, Trưởng bộ môn Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM cho biết, cát nhân tạo là loại nguyên liệu thay thế cát tự nhiên. Loại cát này được nghiền từ đá, cỡ hạt gần như cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý, hóa và có thể trộn lẫn với cát tự nhiên theo tỷ lệ phù hợp trong vữa xây dựng và bê tông.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM Lê Hoàng Châu, ngoài đá xay, một nguồn vật liệu thay thế cát xây dựng về lâu dài là xỉ thép từ các nhà máy luyện kim sau khi được tái chế. Ngoài ra, tro hay thạch cao cũng có thể sử dụng để thay thế cát làm nền...

Giá thép trong nước đồng loạt tăng lên mức hơn 12 triệu đồng/tấn

Ngày 23/8, giá thép cây phi 20 của Hoà Phát là 12.180 - 12.380 đồng/tấn chưa VAT. Tại nhà máy thép Việt Ý, giá thép xây dựng đang giao dịch ở mức 12.380 - 12.580 triệu đồng/tấn chưa VAT. Tại một số nhà máy thép quy mô nhỏ hơn, giá thép cây lên tới 12.900 đống/tấn. So với điểm cuối quý II, mức giá này đã tăng 15-17%.

Một chuyên gia trong ngành cho hay, nhu cầu tiêu thụ thép vẫn tăng dù đã bắt đầu vào mùa mưa. Tuy nhiên, quan trọng nhất là tác động từ thép Trung Quốc. Giá thép Trung Quốc nội địa đã trên 3.900 tệ/tấn, quặng sắt cũng có giá 78 USD/tấn.

Sau khi giảm 4% vào phiên giao dịch trước, hợp đồng giá thép kỳ hạn của Trung Quốc hôm thứ 5 đã tăng với triển vọng nhu cầu của quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới sẽ tăng.

Giá thép trong nước đồng loạt tăng lên mức hơn 12 triệu đồng/tấn
Giá thép xây dựng trong nước đang tăng. Ảnh: Internet

Thời tiết mát mẻ sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy hoạt động xây dựng tại Trung Quốc, kéo theo nhu cầu thép tăng nhanh. Ngoài ra, nhu cầu thép cũng tăng cao nhờ kế hoạch đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh.

Tại Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên, sau khi tăng lên mức 597,5 nhân dân tệ/tấn hồi đầu phiên, giá quặng sắt đã đi ngang ở mức 582,5 nhân dân tệ/tấn.

Tại Sàn Giao dịch Tương lai, giá thép cây đã tăng 1,7% lên mức 3.858 nhân dân tệ (tương đương 579 USD/tấn, 1 USD=6,6635 nhân dân tệ).

Chiến dịch cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc để giảm ô nhiễm môi trường đã thắt chặt nguồn cung, khiến giá thép tăng cao.

Dự báo, trong năm nay, giá thép sẽ tăng hơn 50%. Tuy nhiên, Hiệp hội Thép và Quặng sắt Trung Quốc đã cảnh báo, do nguồn cung sẽ không bao giờ bị thiếu hụt nên đợt tăng giá này sẽ không bền vững. Giá thép tăng kéo theo sự tăng giá của các nguyên liệu thô khác như quặng sắt. Giá quặng sắt giao ngay đang chạm ngưỡng 80 USD/tấn.

Công ty nghiên cứu BMI Research dự báo, giá quặng sắt trung bình trong năm nay sẽ tăng từ 65 USD lên 70 USD/tấn do lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.

BMI Research cho biết, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn tại Trung Quốc bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2016 đến hết quý I năm nay sẽ khiến giá quặng sắt trong quý III còn tăng nữa trước khi "hạ nhiệt" vào 3 tháng cuối năm.

Metal Bulletin cho biết, hôm thứ 4, giá quặng sắt tại cảng Qingdao còn 77,82 USD/tấn, giảm 2,3%. Trước đó, giá quặng sắt giao ngay đã chạm mức kỷ lục kể từ ngày 6/4.

Chọn chất liệu lát sàn nào cho nhà tắm?

Trong phòng tắm thì việc xả nước ra sàn là điều không tránh khỏi và nước sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn vật lý sàn phòng tắm, do đó bạn phải chú ý đến độ thấm nước khi chọn mua gạch lát sàn phòng tắm. Gạch lâu thấm nước sẽ là loại gạch tốt và ngược lại.

Dưới đây là các vật liệu lót sàn đã được phân loại theo độ khả năng thấm nước tăng dần để bạn có thể lựa chọn.

1. Gạch Porcelain và gạch Ceramic 

Gạch Porcelain là lựa chọn tốt nhất để lót sàn phòng tắm bởi loại gạch này ít thấm nước, cứng, có độ bền màu cao, hình thức bắt mắt và rất dễ vệ sinh. Gạch Ceramic tương tự như Porcelain nhưng có độ bền kém hơn, khả năng thấm nước cũng cao hơn, bù lại, giá thành của gạch Ceramic rẻ hơn gạch Porcelain.

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm?

Sàn nhà tắm lót gạch Ceramic

* Ưu điểm:

- Loại gạch này đa dạng về mẫu mã, thoải mái cho bạn lựa chọn, từ họa tiết đá, gỗ cho đến hoa lá...

- Mỗi loại gạch có nhiều kích thước khác nhau như 4x4, 2x2 và nhiều hình dạng khác nhau như hình bát giác, lục giác, hình vuông... Những viên gạch có kích cỡ nhỏ hơn sẽ được đặt sẵn lên những tấm lưới nhựa, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.

- Khả năng chống thấm nước tốt nên có thể được dùng để ốp hồ bơi.

* Nhược điểm:

- Hai loại gạch này rất lạnh và cứng, nhiều chuyên gia y tế cho rằng khi đi bộ trên sàn lạnh và cứng như vậy có thể khiến khớp chân bị căng thẳng.

- Cả gạch Porcelain và gạch Ceramic đều rất dễ gây trơn trượt, nếu sử dụng gạch họa tiết nổi sẽ giúp khắc phục được điều này.

2. Sàn nhựa Vinyl

Sàn nhựa Vinyl hay gạch nhựa Vinyl là một loại vật liệu mới đang được sử dụng nhiều, thay thế cho sàn gỗ, có khả năng chịu nước và các tác động của những hóa chất tẩy rửa. Hơn nữa, sàn Vinyl cũng có rất nhiều loại họa tiết phù hợp với nhiều phong cách khác nhau.

Có thể nói rằng, sàn Vinyl là một trong những lựa chọn tốt nhất cho phòng tắm và phòng giặt là. 

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm? 1

Sàn nhựa Vinyl

* Ưu điểm:

Ván Vinyl sang trọng và rất dễ thi công.

* Nhược điểm:

Ván Vinyl đòi hỏi nền nhà phải phẳng khi lắp đặt, tốn công và chi phí lắp đặt.

3. Đá tự nhiên

Đá tự nhiên được hình thành từ những khối đá khai thác trong lòng đất, sau đó mới được chuyển tới các nhà máy để cắt ra thành những tấm mỏng. Mỗi tấm đá tự nhiên lại có màu sắc, đường vân khác nhau, điều này tạo nên vẻ đẹp mê hoặc của đá tự nhiên. Đá tự nhiên được xem là lựa chọn tốt nhất cho sàn nhà tắm trong trường hợp bạn có đủ khả năng chi trả.

Tuy nhiên, đá tự nhiên cũng có một số nhược điểm. Trước hết, đá tự nhiên khá lạnh và ảnh hưởng của sàn nhà lạnh đối với sức khỏe như chúng tôi đã trình bày ở trên. Thứ hai, đá tự nhiên dễ gây trơn trượt; điều này có thể được khắc phục bằng cách tạo họa tiết gồ ghề cho đá. Điều đáng nói ở đây là khi lựa chọn đá tự nhiên để lát sàn phòng tắm, chi phí sẽ tăng lên đáng kể vì đây là loại vật liệu lát sàn đắt nhất hiện nay.

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm? 2

Sàn lót đá tự nhiên

4. Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp tốt có tính đồng nhất cao, tạo bề mặt đẹp, đồng đều. Hơn nữa, do đã qua xử lý nên gỗ công nghiệp ít bị mối mọt, cong vênh. Các loại gỗ công nhiệp lót sàn tắm còn có khả năng chống ẩm tốt. Nếu muốn sử dụng vật liệu gỗ trong phòng tắm thì gỗ công nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất.

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm? 3

Sàn nhà tắm lát bằng gỗ công nghiệp

5. Sàn gỗ Laminate

Đây là một trong những sản phẩm công nghiệp được ép ở nhiệt độ cao. Trên bề mặt tấm Laminate có hai lớp, một lớp tạo mỹ thuật, một lớp melamin resin để bảo vệ bề mặt. Độ bền của sàn gỗ Laminate rất cao do đã được xử lý, có thể tiếp xúc trực tiếp với nước, hóa chất... Hơn nữa, sản phẩm Laminate cũng rất đa dạng về vân gỗ và màu sắc tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm? 4

Sàn gỗ Laminate

6. Sàn gỗ cứng tự nhiên

Sàn gỗ cứng tự nhiên giúp đem lại cảm giác ấm áp, thân thiện cho phòng tắm. Tuy vậy, tuổi thọ của sàn gỗ tự nhiên không cao và sẽ bị mủn đi sau một thời gian dài sử dụng, nhất là khi được đặt trong môi trường ẩm ướt. 

Chọn vật liệu lót sàn nào cho phòng tắm? 5

Sàn gỗ cứng tự nhiên

Châu Á: Sản xuất xi măng tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm

Theo Robert Maderia, Giám đốc Điều hành kiêm Giám đốc nghiên cứu của CW Research, sản lượng xi măng tại khu vực châu Á vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại các thị trường mới nổi và thị trường biên giới.

Theo CW Research, sản xuất xi măng ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan tăng, bù đắp cho sự sụt giảm ở Ấn Độ và Nhật Bản. Hoạt động xây dựng ở Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, thúc đẩy việc sản xuất xi măng ở khu vực tây nam và đông bắc của quốc gia này.

Châu Á: Sản xuất xi măng tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm
Sản lượng xi măng của Trung Quốc đạt 662,8 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước

Cũng theo CW Research, do sự thiếu tự tin của người tiêu dùng và sự sụt giảm chi tiêu của chính phủ, nhu cầu trong nước tại khu vực Mỹ Latinh tiếp tục bị ảnh hưởng. Trong 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng của Brazil, nhà sản xuất xi măng lớn nhất khu vực đã giảm 10%, ở mức 17 triệu tấn. Sản lượng của Peru và Colombia cũng giảm lần lượt là 7% và 4%.

Tuy nhiên, ở Argentina, sản lượng xi măng đạt mức 0,9 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tiêu thụ xi măng được hỗ trợ do mức chi tiêu công của quốc gia này cao hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Tại khu vực Địa Trung Hải, sản lượng sản xuất của các nhà máy xi măng ở Tây Ban Nha và Italy đều có xu hướng giảm. So với cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu xi măng của Tây Ban Nha đã giảm 6%. Các nhà sản xuất của Italy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc xuất khẩu xi măng đã giảm 33% khối lượng trong 3 tháng đầu năm, dẫn đến sản lượng sản xuất giảm 3%.

Thép xây dựng đang bị đầu cơ làm giá?

Điều chỉnh tăng giá bán 5 lần trong 2 tuần

Sau một thời gian dài giá bán giữ ở mức ổn định thì gần đây, tại các đại lý ở Hà Nội, giá thép đã tăng cao đột biến. Theo thông tin từ một đại lý tại khu vực Linh Đàm, trong 2 tuần gần đây, giá thép đã tăng giá bán 5 lần liên tiếp. Hiện giá bán lẻ thép Hòa Phát và Việt Ý gồm cả công vận chuyển tới công trình trong phạm vi gần ở mức 14.500 đồng.

Không chỉ thép xây dựng, một số loại thép gai, thép ống cũng tăng giá. Giá thép gai đã tăng gần 20 nghìn/cuộn so với tháng trước, hiện  ở mức 115 nghìn. Giá thép xây dựng bán lẻ tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung cũng đều tăng, ở mức 10.100-14.500 đồng/kg và ở mức 10.200-13.800 đồng/kg tại các tỉnh miền Nam.

Giá chào bán phôi thép trên thị trường thế giới trong tháng 7/2017 tăng khoảng 5-10 USD/tấn so với tháng 6. Cụ thể, giá chào phôi CIS khoảng 385 USD/tấn FOB Biển Đen, giá chào phôi thép CFR Đông Á ở khoảng 410-425 USD/tấn.

Thép xây dựng đang bị đầu cơ làm giá?
Giá thép tăng đột biến. Ảnh minh họa.

Hiện đang là tháng 7 âm lịch, dân gian thường quan niệm kiêng khởi công làm nhà. Tuy nhiên, giá thép trong tháng này vẫn tăng cao đột biến và tiêu thụ thép tại các đại lý vẫn rất tốt. Ông Nguyễn Quý Chung (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, tôi chuẩn bị xây nhà vào tháng 8 âm lịch nhưng nay đi tìm hiểu vật liệu thì thấy giá cát xây dựng và thép xây dựng tăng khá cao, chỉ có giá xi măng là ổn định. Tôi sẽ về tính lại suất đầu tư và tài chính.

Có hiện tượng đầu cơ làm giá?

Lượng sản xuất thép xây dựng trong tháng 7 ước đạt 780.000 tấn, tăng 7% so với tháng trước và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thép tiêu thụ ước đạt khoảng 740.000 tấn.

Báo cáo của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho thấy, trong tháng 7/2017, giá thép xây dựng tăng phổ biến ở mức 150-300 đồng/kg, tùy chủng loại, thương hiệu thép do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thế giới. Hiện giá bán tại các nhà máy chưa gồm thuế GTGT, chiết khấu khoảng 10.100 - 12.400 đồng/kg với thép cây và khoảng 10.000-12.300 đồng/kg với thép cuộn.

Các chuyên gia trong ngành cho hay, giá thép tăng do chuẩn bị vào mùa xây dựng, nhu cầu xây dựng tăng nhưng chủ yếu vẫn do tác động của giá thép Trung Quốc. Kể từ tháng 5, giá phôi thanh và thép cán nóng thế giới đã tăng mạnh do ngành thép của Trung Quốc tái cơ cấu, các nhà máy gây ô nhiễm môi trường bị ngưng sản xuất và nhu cầu thép Trung Quốc tăng cao để xây dựng hạ tầng. Các nguyên liệu thượng nguồn như than cốc, thép phế và quặng sắt cũng tăng đáng kể.

Theo nhận định của chuyên gia, đợt tăng giá này có yếu tố “tát nước theo mưa”, một số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trong nước tăng giá theo khi thấy giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Tuy nhiên, việc tăng giá sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn bởi cung về thép trên toàn thế giới đang vượt cầu. Chính tâm lý “thổi giá” của một số doanh nghiệp trong nước đã khiến giá thép tăng đột biến.

Kiến nghị không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng tại Tp.HCM

UBND Tp.HCM kiến nghị với Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể, UBND Tp.HCM kiến nghị không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng (gồm trạm nghiền và nhà máy sản xuất clinker) trên địa bàn.

UBND Tp.HCM cũng đề xuất di dời các nhà máy, trạm nghiền xi măng hiện hữu ra khỏi thành phố theo lộ trình.

Kiến nghị không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng tại Tp.HCM
UBND Tp.HCM đề xuất di dời các nhà máy xi măng ra khỏi thành phố

Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động và đáp ứng yêu cầu của thị trường, Tp.HCM đề xuất chỉ cho phép đặt các trạm tiếp nhận, phân phối xi măng đảm bảo vệ sinh môi trường trong các KCN (không được nung clinker, nghiền xi măng).

Tp.HCM hiện có 8 doanh nghiệp sản xuất xi măng với 9 trạm nghiền. Trong số đó, có 3 nhà máy không nằm trong KCN.

Thời gian qua, Tp.HCM đã ra "tối hậu thư" di dời ra khỏi thành phố đối với Trạm nghiền Thủ Đức của Công ty CP xi măng Hà Tiên (Mã CK: HT1). Sau đó, trạm nghiền này đã ngừng hoạt động từ ngày 31/11/2016, HT1 cũng đã di dời phân xưởng cát tiêu chuẩn về Trạm nghiền Long An, di dời phân xưởng vỏ bao về Trạm nghiền Phú Hữu.

Ngành xi măng đứng trước nguy cơ tồn kho hàng chục triệu tấn

Ngành xi măng đứng trước nguy cơ tồn kho hàng chục triệu tấn
Ngành xi măng đứng trước nguy cơ tồn kho hàng chục triệu tấn

Theo dự báo của VNCA, năm 2020, sức tiêu thụ xi măng trong nước cũng chỉ khoảng 82 triệu tấn, dư thừa 36-47 triệu tấn. Còn theo dự báo trong quy hoạch, lượng xi măng dư thừa sẽ khoảng 25-36 triệu tấn khi khả năng tiêu thụ trong nước là 93 triệu tấn.

Trước thực trạng này, Chủ tịch VNCA Nguyễn Quang Cung khuyến nghị, các doanh nghiệp xi măng cần đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách hợp lý hóa quy trình vận chuyển nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xi măng cần hoạt động chuyên nghiệp hơn từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu thụ, chăm sóc khách hàng để xuất khẩu bền vững.

Tiếp tục miễn trừ thuế nhập khẩu tôn màu cho 4 doanh nghiệp

Bộ Công Thương vừa quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu chất lượng cao cho 4 doanh nghiệp.

Trước đó, tháng 5/2017, thông qua việc ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT, Bộ Công thương đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước/vùng lãnh thổ (mã vụ việc SG05).

Tiếp tục miễn trừ thuế nhập khẩu tôn màu cho 4 doanh nghiệp
Bộ Công Thương miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu cho 4 doanh nghiệp

Căn cứ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với doanh nghiệp nhập khẩu tôn màu chất lượng cao tại tin đăng mạng ngày 23/6/2017 của Cục Quản lý cạnh tranh và Mục 8, Phụ lục 2 của Thông báo kèm theo Quyết định 1931 nêu trên, Cục đã nhận được các đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu chất lượng cao phục vụ sản xuất.

Giai đoạn 1, 9 doanh nghiệp đã được Bộ Công thương miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tôn màu chất lượng cao với tổng lượng cấp miễn trừ trong năm 2017 là 35.302 tấn.

Tiếp theo giai đoạn 2, sau khi thẩm định hồ sơ của 6 doanh nghiệp, Bộ Công thương đã quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu cho 4 doanh nghiệp.

Cụ thể, 4 doanh nghiệp này là: Công ty TNHH Superior Multi-Packing Việt Nam; Công ty TNHH thiết bị giáo dục Tân Hà; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tôn Trường Thắng và Công ty TNHH Deasun Vina, với hơn 2.000 tấn nhập khẩu được miễn thuế.

Như vậy, đến nay, Bộ Công thương đã miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu cho 13 doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Tổng sản lượng được miễn thuế là hơn 37.000 tấn.

Giá thép tiếp tục giảm 0,24%

Cụ thể giá thép giảm từ 3.701 RMB/tấn xuống còn 3.692 RMB/tấn, tương đương mức giảm 0,24%.

Tương tự, giá dầu Brent và dầu WTI đầu phiên sáng nay đồng loạt giảm, trong đó dầu Brent giảm 0,04% xuống còn 47,75 USD/thùng và dầu WTI xuống còn 45,64 USD/thùng.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm vừa qua, giá dầu Mỹ kỳ hạn giảm 8 cent xuống còn 45,64 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 15 cent xuống còn 47,91 USD/thùng.

Giá thép tiếp tục giảm 0,24% Bảng cập nhật giá các mặt hàng cơ bản

Bê tông trộn gỗ: Xu hướng vật liệu xây dựng trong tương lai

Trong Chương trình Tài nguyên Quốc gia (NRP 66) của Thụy Sĩ, các nhà nghiên cứu đã kết hợp giữa gỗ và bê tông để chế tạo ra loại bê tông chịu lực với gỗ là thành phần chính. Trong nhiều hỗn hợp, gỗ chiếm đến hơn 50%.

Bê tông trộn gỗ: Xu hướng vật liệu xây dựng trong tương lai
Loại vật liệu mới được tạo ra từ bê tông và gỗ

Các sản phẩm có sự pha trộn giữa xi măng và gỗ đã được tạo ra từ hơn 100 năm nay. Tuy nhiên, vật liệu này trước đây chỉ được sử dụng cho những mục đích không chịu tải như cách điện. Daia Zwicky là người đứng đầu Viện Công nghệ Xây dựng và Công nghệ Môi trường (Trường Kỹ thuật và Kiến trúc Fribourg) tiến hành nghiên cứu về việc sử dụng bê tông gốc gỗ.

Nhóm của Zwicky đã thử nghiệm gỗ và các chất phụ gia để pha trộn tạo thành các hỗn hợp khác nhau. Điểm khác biệt so với bê tông truyền thống là sỏi và cát trong bê tông đã được thay thế bằng gỗ thô. Thay cho đá nhỏ, mạt cưa được sử dụng để trộn với xi măng. Vì hàm lượng gỗ cao nên các vật liệu xây dựng mới có thể kháng cháy và hoạt động như một lớp cách nhiệt. Ngoài ra, do được tạo ra từ các nguồn tái tạo nên khi tháo dỡ, các vật liệu này có thể được tái sử dụng như một nguồn nhiệt, điện.

Năm 2020, Australia sẽ sản xuất 50.000 tấn vật liệu xây dựng từ CO2

Mci thu lại khí CO2 từ hoạt động khai thác mỏ của Orica trên đảo Kooragang. Sau đó, CO2 được liên kết với đá serpentinite thành cacbonat ở thể rắn trong quá trình khoảng 1 giờ. Theo MCi, vật liệu này có thể dùng để sản xuất xi măng, gạch và các tấm vữa.

Năm 2016, một nhà máy sản xuất đầu tiên cũng đã được vận hành tại Học viện này. MCi hy vọng sẽ sản xuất được 20.000-50.000 tấn vật liệu xây dựng vào năm 2020.

Năm 2020, Australia sẽ sản xuất 50.000 tấn vật liệu xây dựng từ CO2
Australia sẽ sản xuất 50.000 tấn vật liệu xây dựng từ CO2

Marcus Dawe, Giám đốc điều hành của MCi cho biết, chúng ta cần có giải pháp để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Chúng ta cần những công nghệ để giảm lượng cacbon, như việc áp dụng những nguồn năng lượng tái tạo, hướng đến giải quyết những vấn đề trong ngành sản xuất xi măng, thép và hóa chất.

Theo nhận định của nhà địa chất học Peter Cook thuộc trường Đại học Melbourne, trong bối cảnh lượng khí thải CO2 mỗi năm từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch lên đến 36 tỷ tấn thì quy trình của MCi có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương. Công nghệ của MCi sẽ tạo ra những giá trị lớn.

Úc điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép dây dạng cuộn của Việt Nam

Sản phẩm bị điều tra là dây thép dạng cuộn có mã HS: 7227.90.90.42, 7227.90.90.02 và 7213.91.00.44 (sản phẩm này đang không phải chịu thuế khi xuất khẩu sang Úc), giai đoạn điều tra thiệt hại là từ 1/1/2013 đến nay, giai đoạn điều tra bán phá giá là từ ngày 1/4/2016 đến ngày 31/3/2017.

Công ty OneSteels là nguyên đơn trong vụ việc này. ADC có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày khởi xướng.

Theo cáo buộc của nguyên đơn, biên độ bán phá giá với sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam 30,6%; từ Hàn Quốc là: 43,3% và từ Indonesia là 30,6%.

Úc điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép dây dạng cuộn của Việt Nam
Biên độ dự kiến với các nước bị điều tra là Việt Nam (20,9%), Hàn Quốc (20,9%) và Indonesia (29,8%)

Theo tính toán sơ bộ của ADC, biên độ dự kiến với các nước bị điều tra là: Việt Nam (20,9%), Hàn Quốc (20,9%) và Indonesia (29,8%). Theo nguyên đơn, dung lượng thị trường của Úc khoảng 600.000 tấn/2016.

Nguyên đơn cáo buộc Việt Nam có tồn tại "tình huống thị trường đặc biệt" (particular market situation) (với mức thuế của 2 nguyên liệu đầu vào chính) nên sử dụng chi phí của một công ty sản xuất sản phẩm tương tự để xây dựng chi phí thay vì sử dụng giá bán tại Việt Nam để tính toán trị giá thông thường.

Dự kiến, ngày 25/9/2017, ADC sẽ ban hành bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts). Các bên liên quan sẽ có 20 ngày để bình luận về bản dữ liệu này.

Trước đó, Úc đã điều tra chống bán phá giá sản phẩm này với Đài Loan, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ bị áp thuế năm 2015 nhưng năm 2016, sau khi rà soát, lệnh thuế đối với Indonesia đã được dỡ bỏ do không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Úc.

Sau đó, Úc tiến hành điều tra với Trung Quốc và áp thuế vào tháng 4/2016.

6 tháng đầu năm, nhập khẩu sắt thép tăng mạnh

6 tháng đầu năm, nhập khẩu sắt thép tăng mạnh
Nhập khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm tăng mạnh. Ảnh minh họa

Mặc dù mặt hàng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam giảm hơn 18% về lượng nhưng trị giá tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình, lượng sắt thép nhập khoảng 583,2USD/tấn, tăng 47,9% so với giá cùng kỳ năm trước đó.

Tính riêng trong tháng 6/2017, lượng sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam là hơn 1,09 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá thu về đạt 649,34 triệu USD, giảm 10,9% về lượng và 15,6% về trị giá so với tháng 5/2017.

Được biết, Việt Nam vẫn nhập khẩu chủ yếu lượng sắt thép từ thị trường Trung Quốc với trị giá nhập khẩu là 2.228,96 triệu USD, chiếm tỉ trọng 48,3% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng sắt thép trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó là các thị trường khác như: Nhật Bản với trị giá nhập khẩu là 663,17 triệu USD, chiếm tỉ trọng 14,37%; Hàn Quốc với trị giá nhập khẩu 596,13 triệu USD, chiếm tỉ trọng 12,92%; Ấn Độ với trị giá nhập khẩu 421,95 triệu USD, chiếm tỉ trọng 9,14%; Đài Loan với trị giá nhập khẩu 399,8 triệu USD, chiếm tỉ trọng 8,66% tổng trị giá nhập khẩu.

Thị trường thép tiếp tục gặp khó khăn trong những tháng cuối năm

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thép trong 8 tháng đầu năm 2017 còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Tuy nhiên, sản xuất ngành vẫn đạt mức tăng trưởng khá, một số sản phẩm như thép góc, thép thanh, sắt thép thô có mức tăng trưởng khá cao.

Thị trường thép tiếp tục gặp khó khăn trong những tháng cuối năm
Những tháng đầu năm, thị trường thép tiếp tục gặp khó khăn

Báo cáo cũng cho thấy, do sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm chưa bền vững nên trong những tháng cuối năm, ngành thép sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự tăng trưởng chủ yếu do sự tăng giá của nguyên liệu và tâm lý tích trữ của người dân, còn nhu cầu thực tế trong thời điểm hiện tại vẫn chưa cao.

Cùng với đó là tác động của việc tăng tỷ giá, tăng lãi suất, việc kiểm soát chặt dòng tiền và nguồn tín dụng bị thu hẹp khiến thị trường địa ốc tăng trưởng chậm, tính thanh khoản thấp kéo theo giảm nhu cầu sử dụng thép.

Điều này đòi hỏi ngành thép phải có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng trong thời gian tới.

Việt Nam có nguy cơ phải nhập khẩu cát xây dựng

Thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng cát trong năm 2015 chỉ khoảng 92 triệu m3, nhưng sẽ tăng lên 130 triệu m3 vào năm 2020 do tốc độ xây dựng ngày một tăng cao. Trong khi đó, theo ước tính, tổng tài nguyên cát của Việt Nam chỉ khoảng 2,3 tỷ m3, đáp ứng 60-65% nhu cầu của các thành phố lớn.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm soát gắt gao nạn "cát tặc" tại các địa phương. Nhu cầu sử dụng tăng trong khi nguồn cung khan hiếm khiến giá cát tăng cao, gây ảnh hưởng lớn tới giá sản phẩm bất động sản, mà người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt.

Việt Nam có nguy cơ phải nhập khẩu cát xây dựng
Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu cát xây dựng

Các chuyên gia cho biết, hiện nay, cát tự nhiên phục vụ xây dựng không đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa và xây dựng. Ngoài ra, việc không kiểm soát được tình trạng khai thác cát còn dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng các loại vật liệu thay thế cát tự nhiên nhằm đảm bảo sự bền vững về lâu dài của thị trường.

Mới đây, Công ty TNHH Linh Giang, Công ty TNHH Một thành viên SX-TM-DV Hải Yến, Công ty TNHH Đầu tư Tây Nam Việt Nam đã gửi công văn đến Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam. Xét thấy trong thời gian gần đây, tại một số tỉnh Nam bộ, nguồn cung cát xây dựng hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, việc nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia sẽ áp lực cân đối cung cầu cát xây dựng được giảm bớt.

Bộ Xây dựng yêu cầu, khi nhập khẩu, cát xây dựng phải đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Việc xuất nhập khẩu cát xây dựng phải tuân theo đúng quy định của Việt Nam và Campuchia về xuất nhập khẩu hàng hóa, không tái xuất sang nước thứ ba.

Để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về đề xuất nhập khẩu cát xây dựng nhằm giảm bớt áp lực cân đối cung cầu cát xây dựng ở nước ta hiện nay.

Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu xi măng để gỡ khó cho doanh nghiệp

Mỗi tấn clinker và xi măng xất khẩu của Việt Nam đang gánh thêm chi phí thuế từ 4-7 USD/tấn kể từ khi áp dụng hai Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 122/2016/NĐ-CP. Do đó, việc giảm thuế sẽ tháo gỡ bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã trình Chính phủ Báo cáo rà soát kế hoạch phát triển từng ngành công nghiệp trong quý II và năm 2017. Báo cáo cho rằng, để giải quyết dư thừa nguồn cung trong nước, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang tìm phương án xuất khẩu.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc áp mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng xi măng Việt Nam xuất khẩu hiện nay sẽ khiến chi phí tăng, từ đó khó cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Do đó, Bộ đã báo cáo Chính phủ để sớm trình Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định này, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm khoa học, phù hợp với thực tế.

Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu xi măng để gỡ khó cho doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giảm thuế xuất khẩu xi măng

Từ ngày 1/7/2016, theo Nghị định số 209/2013 và Nghị định số 100/2010 của Chính phủ, sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản, cộng với chi phí năng lượng chiếm 51% giá thành sản xuất trở lên sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và không được khấu trừ VAT đầu vào.

Ngoài ra, kể từ tháng 9/2016, theo quy định tại Nghị định số 122/2016 của Chính phủ, vật tư, nguyên liệu... có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế nhập khẩu 5%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, việc chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5% và không được khấu trừ VAT đầu vào sẽ khiến chi phí xuất khẩu xi măng, clinker (nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng) tăng lên. Với clinker là khoảng 4,5 USD/tấn, với xi măng là khoảng 7,5 USD/tấn.

Chi phí tăng sẽ khiến xuất khẩu xi măng của Việt Nam khó cạnh tranh với xi măng Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan... Điều này khiến cung cầu xi măng trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội cho phép giảm thuế xuất khẩu xuống mức thấp hơn và khấu trừ thuế VAT đầu vào.

Trước đó, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng có kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng về việc áp dụng thuế VAT và thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng xi măng clinker xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, với giá xuất khẩu clinker, xi măng của Việt Nam và các nước trong khu vực như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt chỉ nằm trong mức chênh lệch từ 0,5-1 USD/tấn. Kể từ khi áp dụng hai Nghị định 122/2016/NĐ-CP và 100/2016/NĐ-CP, mỗi tấn xi măng và clinker xất khẩu của Việt Nam phải gánh thêm chi phí thuế từ 4-7 USD/tấn.

Theo đó, để giữ thị trường và uy tín với bạn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải oằn mình bù lỗ cho những tấn hàng xuất khẩu.

Hơn nữa, giá bán sau áp thuế xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn hẳn các đối thủ trong khu vực. Điều này sẽ khiến các đối tác, bạn hàng, khách hàng từ bỏ thị trường Việt Nam, chuyển sang mua của các thị trường khác có sự ổn định và giá bán cạnh tranh hơn.

Về lâu dài, nếu không được khấu trừ thuế VAT đầu vào và áp dụng thuế xuất khẩu 5% sẽ khiến ngành xi măng phải chịu hậu quả nặng nề khi chậm hàng, ế ẩm và bế tắc từ hoạt động xuất khẩu.

Hệ quả là các doanh nghiệp xi măng sẽ đồng loạt giảm giá để đưa hàng chục triệu tấn xi măng clinker quay trở lại thị trường trong nước, ngay lập tức, thị trường xi măng trong nước sẽ xảy ra hỗn loạn, phá giá, giành giật lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh và có thể dẫn tới phá sản, giải thể hoặc bán công ty.

Loại bê tông mới có thể hấp thụ gần 130 lít nước mỗi phút

Sau sụt giảm, xuất khẩu xi măng đã tăng trưởng trở lại

Tổng cục Hải quan thống kê, trong tháng 5/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,66 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá thu về đạt 58,7 ngàn USD, giảm 12,9% về trị giá và 13,5% về lượng so với tháng 4/2017.

Tính chung 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 8,2 triệu tấn xi măng và clinker, tương đương trị giá 288 triệu USD. Xuất khẩu xi măng đã tăng 10,9% về trị giá và tăng 16,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2016.

Sau sụt giảm, xuất khẩu xi măng đã tăng trưởng trở lại
Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu xi măng thu về 288 triệu USD

Hai thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam vẫn là Bangladesh và Phillipiness. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Phillippiness đạt 2,2 triệu tấn, trị giá 96,2 triệu USD; Bangladesh đạt 3,5 triệu tấn, trị giá 103 triệu USD; Peru đạt 241.000 tấn, trị giá 11,2 triệu USD; Srilanka 332.000 tấn, trị giá 9,6 triệu USD; Đài Loan 349.000 tấn, trị giá 10,3 triệu USD.

Các thị trường còn lại là Trung Quốc, Modambic, Malaysia, Lào, Campuchia, Australia…

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu xi măng đã tăng trưởng trở lại sau một thời gian suy giảm.

Năm 2016, lượng xi măng và clinker đã xuất khẩu khoảng 14,7 triệu tấn, trị giá 561 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 16% về trị giá so với năm 2015.

An Biên tưng bừng khai trương showroom đá tự nhiên Granite và Marble

An Biên tưng bừng khai trương showroom đá tự nhiên Granite và Marble cao cấp
Lễ khai trương showroom

Buổi khai trương diễn ra thành công với sự tham dự của đông đảo khách mời cũng như khách hàng. Đến với buổi khai trương, ngoài việc được chiêm ngưỡng đa dạng các sản phẩm đá cao cấp được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Braxin, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, khách hàng còn được tặng nhiều phần quà giá trị kèm theo voucher lên đến 10% cho đơn hàng đá và 4% cho đơn hàng thiết bị vệ sinh cao cấp TOTO.

An Biên tưng bừng khai trương showroom đá tự nhiên Granite và Marble cao cấp 1Khách hàng nhận quà tặng và Voucher giảm giá 10%

An Biên tưng bừng khai trương showroom đá tự nhiên Granite và Marble cao cấp 2Khách hàng đang được nhân viên của An Biên tư vấn tận tình

Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng Giám Đốc Tập đoàn An Biên cho biết: "Sau nhiều năm phân phối thiết bị vệ sinh cao cấp TOTO, chúng tôi nhận thấy nhu cầu sử dụng các vật liệu hoàn thiện cao cấp của thị trường là rất lớn. Đáp ứng lại nhu cầu này, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu để có thể khai thác sử dụng đá tự nhiên Granite & Marble cao cấp và 1 kho đá lớn 3000m2 tại quận 9, Tp.HCM. Chúng tôi tự tin rằng khách hàng sẽ đón nhận các sản phẩm đá tự nhiên chất lượng cao và hài lòng khi lựa chọn các sản phẩm do An Biên cung cấp".

An Biên tưng bừng khai trương showroom đá tự nhiên Granite và Marble cao cấp 3

Ngoài sản phẩm đá, khách hàng đến tham dự cũng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm thiết bị vệ sinh TOTO được trưng bày tại showroom

Trước đó, An Biên còn được biết tới là nhà phân phối thiết bị vệ sinh TOTO lớn nhất tại Việt Nam, trải qua gần 15 năm thành lập và phát triển, An Biên đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường với hệ thống showroom TOTO 323 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3. Tp.HCM và showroom TOTO Hải Phòng 358-360-362 Nguyễn Văn Linh, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng với nhiều mẫu mã, chủng loại cùng hệ thống gần 500 đại lý bán hàng.

Sự kết hợp giữa các sản phẩm thiết bị vệ sinh TOTO và đá tự nhiên cao cấp hàng đầu thế giới mang lại cho quý khách hàng sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống đẳng cấp.

Để biết thêm chi tiết về hệ thống showroom cũng như các sản phẩm được phân phối bởi tập đoàn An Biên, truy cập website: anbien.com.vn hoặc anbienstone.com

Nhôm ép và thép mạ kẽm thoát thuế chống trợ cấp từ Úc

Úc bỏ thuế chống trợ cấp với nhôm ép và thép mạ kẽm từ Việt Nam Úc quyết định hủy bỏ áp thuế chống trợ cấp với nhôm ép và thép mạ kẽm xuất khẩu từ Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Việt Nam và thế giới

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết, trong kết luận chấm dứt điều tra và không áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm ép xuất khẩu từ Việt Nam, ADC có nêu rõ 1/3 công ty của Việt Nam chấp thuận hợp tác với ADC đã không nhận được ưu đãi nào từ các chương trình nêu trên.

Trong khi đó, chỉ có hai doanh nghiệp và các nhà sản xuất/xuất khẩu khác tuy có nhận được trợ cấp nhưng với biên độ thấp, không đáng kể. Do đó, Úc cho rằng không thể kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được trợ cấp.

Đối với sản phẩm thép mạ kẽm, trước đó Úc cáo buộc Việt Nam đã trợ cấp cho doanh nghiệp trong 19 chương trình liên quan đến ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư, các chương trình hỗ trợ và chương trình xúc tiến thương mại. Tuy nhiên sau quá trình điều tra, ADC xác nhận các công ty của Việt Nam có đồng ý hợp tác với ADC chỉ nhận được trợ cấp từ 3 trong số 19 chương trình nói trên.  

Đồng thời lượng trợ cấp này ở mức rất nhỏ, không đủ để kết luận các doanh nghiệp Việt Nam có nhận trợ cấp từ Chính phủ.

Về động thái này, Cục Quản lý cạnh tranh đánh giá, kết luận chấm dứt điều tra, không áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong hai vụ việc nói trên của ADC `là kết quả tích cực và thành công đối với Chính phủ, cũng như doanh nghiệp Việt Nam`.

Đặc biệt, kết quả cuối cùng mà ADC công bố cũng mở ra tiền lệ tích cực cho các vụ việc kiện tụng liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại trong tương lai. `Vì đây là lần đầu tiên, Úc điều tra chống trợ cấp và điều tra `tình hình thị trường đặc biệt` đối với Việt Nam`, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cho biết.

Giá thép nhập khẩu tăng hơn 52%

Giá thép nhập khẩu tăng hơn 52%
Giá thép nhập khẩu tăng cao đã kéo chi ngoại tệ nhập khẩu tăng thêm hơn 1 tỷ USD

Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2017, lượng thép nhập khẩu đã giảm 10,8%, ước đạt 6,9 triệu tấn, đạt giá trị 3,97 tỷ USD. Tuy nhiên, giá nhập khẩu thép đã tăng 52,4% so với cùng kỳ. Điều này đã kéo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng khoảng 36%, tương đương khoảng 1,07 tỷ USD.

Trong khi đó, lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu tăng mạnh với mức tăng 21,9%, ước đạt 1,68 triệu tấn. Việc nhập khẩu sắt thép phế liệu nhiều là bởi các nhà máy luyện sắt thép trong nước còn áp dụng công nghệ cũ, vẫn sử dụng thành phần chính là sắt thép phế liệu để luyện gang, thép, thay vì luyện cốc và từ phôi thép đi lên.

Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các loại sắt thép có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,89 tỷ USD; thị trường Hàn Quốc tăng 32,5%, đạt 492 triệu USD; thị trường Nhật Bản tăng 26,2%, đạt 557 triệu USD; thị trường Ấn Độ tăng 22,2 lần, đạt 407 triệu USD.

Tôn màu nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ

Tôn màu nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ
Tôn màu nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ. Ảnh minh họa

Căn cứ Mục 8, Phụ lục 2 của Thông báo kèm theo Quyết định 1931và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với doanh nghiệp nhập khẩu tôn màu chất lượng cao của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), thời gian qua Cục này đã liên tục nhận được các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu chất lượng cao phục vụ sản xuất.

Qua quá trình thu thập thông tin và thẩm định hồ sơ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu cho 9 doanh nghiệp trong năm 2017 với lượng cấp miễn trừ, bao gồm​: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Hòa Phát, Công ty Trách nhiệm hữu hạn LG Electronics Việt Nam Hải Phòng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện tử Samsung, Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện máy Aqua Việt Nam, Công ty CP Viettronics Tân Bình, Công ty CP đầu tư, xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh, Công ty CP bao bì kim loại Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng Pride Việt Nam.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, theo quy định tại Phụ lục 2 Thông báo kèm theo Quyết định số 1931, định kỳ hàng quý, các doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp báo cáo (theo mẫu) tình hình nhập khẩu tôn màu chất lượng cao đến Cục Quản lý Cạnh tranh trong vòng 15 ngày đầu tiên của quý tiếp theo.

Nếu doanh nghiệp không gửi báo cáo đúng hạn đến Cục Quản lý Cạnh tranh, thì Bộ Công Thương sẽ thu hồi quyết định miễn trừ đã cấp.

Đối với một số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ nhưng chưa có tên là do hồ sơ đề nghị miễn trừ chưa đầy đủ và cần phải bổ sung thông tin theo đúng hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị miễn trừ của Cục Quản lý Cạnh tranh, hoặc đang trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ.

Được biết, Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ khi các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn.

"Quái vật" sản xuất 300 viên gạch trong 1 phút

Sản phẩm của Nhôm Toàn Cầu bị dừng cấp chứng nhận xuất xứ

Sản phẩm của Nhôm Toàn Cầu bị dừng cấp chứng nhận xuất xứ Một khu nhà xưởng đang được Công ty Nhôm toàn cầu Việt Nam gấp rút xây dựng. Ảnh: Đông Hà

Trong khi chờ kết luận của Bộ Công thương, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Vũng Tàu cũng tạm dừng cấp C/O cho doanh nghiệp này.

Trong buổi làm việc hồi cuối tháng 5/2016 với đoàn kiểm tra do Bộ Công thương chủ trì, Công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam xác nhận doanh nghiệp đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn nhôm (chủ yếu là nhôm hình từ Trung Quốc-mã HS 7604) về Việt Nam. Ước tính lượng nhôm này có trị giá hàng tỉ USD.

Trước đó, một số trang báo nước ngoài có đăng bài điều tra về nghi vấn chuyển nhôm về Việt Nam của công ty trên, vì nhôm có xuất xứ từ Mexico và Trung Quốc khi vào thị trường Mỹ sẽ bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp lên đến khoảng 400%.

Còn theo tìm hiểu của PV báo Tuổi Trẻ, nhôm có xuất xứ Việt Nam khi xuất sang Mỹ chỉ bị áp thuế nhập khẩu ở mức 5%.

Công ty Nhôm Toàn Cầu được thành lập vào tháng 8/2011, có trụ sở và nhà máy đóng tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1- Conac (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Doanh nghiệp do ông Jacky Cheung (1981, quốc tịch Australia) làm tổng giám đốc với số vốn điều lệ là 50 triệu USD và tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Giai đoạn đầu, công ty này thuê 20ha ở khu công nghiệp, sau đó thuê thêm hơn 40ha nữa để mở rộng nhà máy.

Bê tông nhẹ là vật liệu thay thế hiệu quả trong xây dựng

CMU nhẹ chịu tải trọng bình thường, có cường độ nén cao và có thể sử dụng mọi lúc. Độ nén cao cho phép cường độ thiết kế cao hơn. Các khối bê tông trọng lượng nhẹ có thể chống cháy và hiệu suất nhiệt tốt hơn nên thường được sử dụng để xây các bức tường chống cháy. Ngoài ra, CMU nhẹ còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng bằng cách tăng năng suất, giảm chi phí lao động.

Bê tông nhẹ là vật liệu thay thế hiệu quả trong xây dựng
Các khối bê tông nhẹ có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả trong xây dựng

Về âm thanh, STC (cấp truyền âm) đo khả năng cách âm của các bức tường. Bức tường càng nặng thì STC càng cao. Vì vậy, chỉ số STC của tường CMU nhẹ thấp hơn so với tường thông thường. Tuy nhiên, chỉ số này ở CMU nhẹ cao hơn rất nhiều so với các cấu trúc khung nhẹ và vẫn lớn hơn 45.

NRC (hệ số giảm tiếng ồn) đo mức độ hấp thụ âm thanh. Giá trị NRC của các bức tường CMU nhẹ cao gấp 2 lần so với các bức tường CMU trọng lượng thông thường.

Ngoài ra, các bức tường CMU nhẹ còn tăng sự bền vững cho các công trình. Các giải pháp bê tông nhẹ gồm bê tông dự ứng lực, bê tông nhẹ kết cấu, bê tông đúc sẵn có thể cải thiện hiệu suất năng lượng, giảm chi phí vận tải, giảm khối lượng vật liệu do giảm tải trọng, cải thiện chất lượng dịch vụ. Các khối bê tông nhẹ còn có thể tái chế, tính bền vững vượt xa các vật liệu tái chế khác.

Nhập siêu thép vượt ngưỡng 4 tỉ USD do ồ ạt nhập khẩu

Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, đơn vị này vừa cập nhật số lượng nhập khẩu chi tiết từng chủng loại sản phẩm thép mới nhất từ Tổng cục Hải quan. Theo đó, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nguội, tấm cán nguội đạt gần 343.000 tấn, tăng tới 99% so với cùng kỳ năm 2016.

Những mặt hàng thép khác cũng có mức nhập khẩu tăng rất cao, chẳng hạn ống thép hàn là gần 63.000 tấn, tăng tới 252% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập siêu thép vượt ngưỡng 4 tỉ USD do ồ ạt nhập khẩu Do các doanh nghiệp thép trong nước nhập khẩu ồ ạt khiến nhập siêu đạt ngưỡng 4 tỉ USD. Ảnh minh họa

Mức tăng thấp hơn là thép thanh, que, cuộn với số lượng nhập 7 tháng đầu năm vào khoảng 411.000 tấn, tăng 30%; tương tự dây thép nhập gần 100.000 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2016.

Lượng thép nhập khẩu lớn khiến kim ngạch nhập khẩu thép 7 tháng qua đã lên đến hơn 6 tỉ USD, tương ứng hơn 11,6 triệu tấn thép các loại, khiến ngành nhập siêu hơn 4 tỉ USD.

Trong khi đó, ở thị trường trong nước, giá nguyên liệu thép phế, phôi thép nhập khẩu tăng vọt cũng đẩy giá thép bán lẻ khi đến tay người tiêu dùng tăng theo.

Về giá thép trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch VSA, cho biết dự kiến giá thép bán lẻ trong tháng 9 dao động trên 12,5 triệu đồng/tấn, tức tăng thêm 200.000 - 300.000 đồng mỗi tấn so với thời điểm cuối tháng 8 trước đó. Lần tăng giá này không là ngoại lệ khi trước đó các doanh nghiệp sản xuất thép đã nhiều lần điều chỉnh giá trong quý 3.

Vật liệu tổng hợp giúp các công trình chống lại động đất

Vật liệu tổng hợp giúp các công trình chống lại động đất
Tính bền bỉ của công trình được cải thiện nhờ hệ thống vật liệu này

Giáo sư Hota GangaRao tại trường WVU và một nghiên cứu sinh cơ khí Praveen Majjigapu cho biết, hệ thống này sẽ giúp các công trình xây dựng bền vững hơn trước động đất, bão, lốc xoáy hay các vụ nổ lớn.

Hệ thống gồm 3 phần là chốt cốt thép, các mô đun phụ và các vật liệu tổng hợp. Vật liệu tổng hợp được làm từ các sợi carbon hay sợi thủy tinh bằng keo nhựa được bọc xung quanh bê tông.

Giáo sư Kỹ thuật Dân dụng và Môi trường GangaRao cho hay: “Với hệ thống này, công trình sẽ không bị sụp đổ ngay lập tức khi có một vết nứt gây ra bởi một áp lực rất lớn".

Bước tiến mới cho thị trường vật liệu xây dựng

Độ cứng của các loại thép được xử lý bằng công nghệ Flash thường cao hơn các loại thông thường. Dù một số vật liệu như nhôm nhẹ hơn thép tiêu chuẩn nhưng do độ bền thấp nên với mỗi ứng dụng, đòi hỏi phải sử dụng nhiều vật liệu hơn dẫn đến tổng khối lượng vẫn lớn hơn thép. Thép Flash Bainite có hình khối lập phương, hình thành sau khi được làm nguội, tạo ra một hợp kim thép cứng hơn 10%.

Bước tiến mới cho thị trường vật liệu xây dựng
Thép được xử lý bằng công nghệ Flash có độ bền cao hơn

Quy trình sản xuất mới này sẽ được đưa vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Thép có trọng lượng thấp sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi sản xuất, vận chuyển cũng như xây dựng.

Hơn nữa, còn có nhiều lý do khác để sử dụng thép Flash Bainite trong lĩnh vực kiến trúc. Các thành phần nhỏ chung chức năng sẽ có khối lượng ít hơn, từ đó sử dụng không gian hiệu quả nhất. Trong ngành xây dựng, Flash Bainite có sức hấp dẫn lớn khi chi phí được cắt giảm và độ bền cao gấp 3-4 lần. Độ bền cao của thép được xử lý bằng công nghệ Flash dự kiến sẽ được sử dụng phổ biến ở những vùng thường bị ảnh hưởng bởi những cơn bão.

Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam

Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu về một loại thang máy vừa hiện đại, vừa an toàn lại thân thiện với người dùng, kể từ năm 2017, Sigma Elevator Korea đã quyết định chọn Công ty CP Thang máy Mesco Việt Nam làm nhà phần phối độc quyền sản phẩm thang máy, thang cuốn và sở hữu ngân hàng phụ tùng thay thế chính Hãng cho công tác Bảo hành, bảo trì sản phẩm tại Việt Nam.

Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1997, đến nay với 20 năm kinh nghiệm, Thương hiệu Sigma đã là nhà cung cấp thang máy độc quyền cho nhiều công trình lớn như: Mường Thanh hay Diamond Plaza với nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng: Gia đình, căn hộ, tòa nhà, trung tâm thương mại,…

Ưu điểm nổi bật của Sigma chính là được tích hợp và kế thừa những công nghê hiện đại của LG – OTIS. Dưới đây là những công nghệ khiến cho Sigma trở nên nổi bật giữa hàng trăm thương hiệu thang máy trên thị trường.

Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam 1
 

Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam 2Nội thất sang trọng của thang máy Sigma

DDS - Hệ thống điểm đến báo trước

DDS sẽ giúp phân nhóm hành khách có cùng điểm đến hoặc có cùng chiều di chuyển gần nhất để phục vụ. Việc làm này sẽ giảm thiểu vị trí dừng đỗ ở tất cả các tầng và khách hàng phải mất thời gian di chuyển và thời gian chờ khi thang hoạt động. Ưu điểm vượt trội của hệ thống là tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tần suất dừng đỗ của cabin, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu đến điểm đến của khách hàng. Đặc biệt thích hợp cho các khu chung cư cao tầng đông dân cư.

Regen Drive Technology - Tái tạo năng lượng dư thừa

Đúng như tên gọi, Regen Drive sẽ giúp hấp thu nguồn điện dư thừa giữa các lần chênh lệch tải trọng và sẽ sử dụng sức điện động này để tạo ra dòng điện xoay chiều hòa lưới phục vụ cho nhu cầu sử dụng chiếu sáng thông gió cho tòa nhà,... hệ thống vừa tái sinh ra năng lượng điện hữu ích vừa góp phần giải phóng dòng điện ngược gây hại cho động cơ để nâng cao tuổi thọ động cơ.

Công nghệ cáp dẹt – Nhẹ hơn, an toàn và tiết kiệm hơn

Độ tin cậy khi hoạt động gấp 2 so với cáp truyền thống: Với hệ thống cáp dẹt, lực ma sát giữa cáp và Puly luôn được đảm bảo, kết hợp cùng hệ thống tự động kiểm soát độ giãn dài của các lõi cáp. Bên cạnh đó, với trọng lượng nhẹ hơn 1,4 lần, đường kính nhỏ gấp 4 lần so với cáp truyền thống giúp tự trọng giảm tối đa, góp phần giảm tải cho động cơ. Tuổi thọ sợi cáp nhờ đó cũng được đảm bảo và tiết kiệm chi phí bôi trơn.

Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam 3  Thang máy Sigma có hàng loạt đặc tính nổi bật…Mesco Elevator mang trải nghiệm thang máy Hàn Quốc đến Việt Nam 4 Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời

Hệ thống kết nối kiểm soát thang máy Sigma Net

Sigma Net kết nối với Hệ thống quản lý tòa nhà để theo dõi tình trạng hoạt động và tác động thang máy khi có sự cố báo cháy hay dừng khẩn cấp. Đồng thời, báo cáo tình trạng, tần suất sử dụng của các thang máy; giúp quản lý và vận hành thang đạt hiệu quả cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất.

Sigma - Thang máy xanh cho môi trường sạch

Khi thiết kế một tòa nhà hay một khu chung cư, bên cạnh các yếu tố kỹ thuật thì đảm bảo môi trường xanh sạch là một điều vô cùng quan trọng. Hiểu được điều đó, trong các sản phẩm thang máy Mesco của mình, yếu tố xanh luôn được đặt lên hàng đầu vừa giúp môi trường trong lành, vừa giúp người dùng có những trải nghiệm thư giãn như đứng giữa thiên nhiên. Điểm đáng chú ý của dòng thang máy Sigma chính là tích hợp hệ thống Air cleaner trong cabin thang máy - Lọc không khí và tạo khí ion trong thang máy giúp người dùng cảm thấy dễ chịu. Với những đặc tính và công nghệ nổi bật trên, Mesco luôn hướng đến mục tiêu đem đến sự an toàn tối đa cũng như những trải nghiệm thang máy tuyệt vời và thân thiện nhất từ Hàn Quốc đến khách hàng Việt Nam.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: http://mescoelevator.com.vn

Phát triển thành công loại sơn có thể tạo ra năng lượng từ hơi nước

Sơn chứa một hợp chất mang đặc tính như hạt hút ẩm được sử dụng để bảo quản thực phẩm, thuốc hay thiết bị điện tử. Nhưng khác với hạt chống ẩm, loại vật liệu mới từ hợp chất muối sunfua molypden tổng hợp này còn có vai trò như một chất bán dẫn, phân tách hydro và oxy từ các nguyên tử nước.

Một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học RMIT, tiến sĩ Torben Daeneke cho biết, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu trộn các hạt oxit titanium với hợp chất trên sẽ tạo ra một loại sơn có khả năng hấp thụ ánh nắng, sản xuất hydro từ không khí ẩm và năng lượng mặt trời.

Phát triển thành công loại sơn có thể tạo ra năng lượng từ hơi nước
Loại sơn mới có khả năng hấp thụ hơi nước. Ảnh: Internet

Oxit titanium là chất màu trắng được sử dụng phổ biến trong sơn tường. Điều này có nghĩa loại vật liệu mới này có thể giúp một bức tường gạch thu năng lượng và tạo ra nhiên liệu cho ngôi nhà.

Phát minh này có ưu điểm là không cần nước sạch hay nước lọc để duy trì cũng như vận hành hệ thống. Bất cứ nơi nào có hơi nước trong không khí, thậm chí cách xa nguồn nước đều có thể tạo ra nhiên liệu.

Hệ thống này cũng có thể sử dụng trong điều kiện khô, nóng gần đại dương. Hơi nước từ nước biển có thể được hấp thụ để sản xuất ra nhiên liệu.

Nghiên cứu này đã được công bố trên ACS Nano, một tạp chí chuyên đề của Hiệp hội Hóa học Mỹ với tiêu đề "Surface Water Dependent Properties of Sulfur Rich Molybdenum Sulphides - Electrolyteless Gas Phase Water Splitting".

Giá cát xây dựng tiếp tục tăng cao do nguồn cung khan hiếm

Giá cát xây dựng tiếp tục tăng cao do nguồn cung khan hiếm
Nguồn cung khan hiếm khiến giá cát xây dựng tiếp tục tăng cao. Ảnh minh hoạ

Giá cát xây dựng trên cả nước tiếp tục tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xây dựng và các công trình đang thi công. Lý do bởi lượng cát ở các dòng sông giảm, các đập thủy điện, thủy lợi làm hạn chế bồi đắp, đồng thời các hoạt động khai thác đang được giám sát chặt khiến giá tăng cao.

Khảo sát tại Hà Nội cho thấy, giá cát đen dùng để san lấp được vào khoảng 200.000 đồng/m3. Giá cát xây, trát là 280.000 đồng/m3. Cát vàng để đổ bê tông có giá 410.000 đồng/m3.

Còn tại Tp.HCM, giá cát san lấp và cát xây, trát cao hơn thị trường Hà Nội khoảng 10%. Riêng cát vàng dùng để đổ bê tông có giá 630.000 đồng/m3, cao hơn 30% so với Hà Nội. Do ngồn cung cát khan hiếm, giá "leo thang" từng ngày, nhiều chủ vựa vật liệu xây dựng đã không dám nhận tiền đặt cọc của khách hàng.

Về việc giá cát tăng nhanh như hiện nay, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) lý giải, hiện nay có 49/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cấp phép khai thác gần 692 triệu m3. Trong khi đó, sản lượng khai thác này chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu xây dựng.

Hiện nay, trữ lượng cát của cả nước chỉ có khoảng hơn 2 tỷ m3. Nếu sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020, nước ta sẽ không còn cát để đáp ứng nhu cầu xây dựng.

Vừa qua, một số doanh nghiệp đã phải đưa cát từ miền Trung vào để cung cấp cho thị trường Tp.HCM. Trong khi đó, việc thăm dò, cấp phép khai thác và vận chuyển cát là thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố, bởi đây là sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường. Còn việc mua, bán cát trên thị trường là thẩm quyền của ngành Công Thương.

Bộ Xây dựng đã đề xuất các biện pháp để hạn chế dùng cát làm vật liệu san lấp. Cụ thể, sẽ sử dụng tro, xỉ, thạch cao, đất… làm vật liệu sẽ thay thế cát để san lấp. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành tiêu chuẩn về loại vật liệu này.

Theo ông Bắc, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức cho việc sử dụng các vật liệu này là việc Bộ Xây dựng cũng đã biết và đang chỉ đạo thực hiện. Song, các bước cũng phải có giai đoạn nhất định để theo kịp được tình huống của thị trường. Đây là vấn đề Bộ Xây dựng đang hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu sử dụng các vật liệu thay thế cát tự nhiên.