This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Giá thép và một số mặt hàng vật liệu xây dựng giảm

Cụ thể, giá thép tiếp tục giảm 14 RMB so với ngày liền trước xuống còn 3.803 RMB/tấn, tương đương khoảng 0,37%.

Giá vàng đầu phiên sáng nhích nhẹ khoảng 0,04%, đạt mức 1.267,6 USD/ounce.

Trong khi đó giá cao su giảm mạnh khoảng 3,55%, cụ thể từ 7,4 JPY/kg xuống còn 214,5 JPY/kg.

Giá dầu thô đầu phiên sáng nay ghi nhận chuyển động trái chiều, trong đó giá dầu WTI giảm nhẹ khoảng 0,01% xuống còn 49,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng khoảng 0,16% lên mức 52,31 USD/thùng.

Giá thép và một số mặt hàng vật liệu xây dựng giảm

Ngành xi măng đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất

Thị trường thừa 26 triệu tấn

Hiệp hội Xi măng Việt Nam công bố, tính đến thời điểm này, tổng công suất ngành xi măng lên tới 86 triệu tấn, trong khi khả năng hấp thụ của cả nước trong cả năm dự kiến chỉ khoảng 60 triệu tấn, 26 triệu tấn còn lại phải tiêu thụ qua xuất khẩu.

Sở hữu 8 doanh nghiệp chuyên sản xuất xi măng, cộng thêm 2 đơn vị mới nhận về là Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang oằn mình lo tiêu thụ khi nguồn cung hiện nay đang dư lớn.

Tính đến hết tháng 5/2017, lượng xi măng và clinker tồn kho của Vicem vào khoảng 1,4 triệu tấn, tương đương hơn 30 ngày sản xuất.

Ngành xi măng đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất
Ngành xi măng đang đau đầu lo tiêu thụ bởi dư thừa công suất

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem Lương Quang Khải cho biết, đối với Vicem, điều kiện tốt nhất cho tồn kho là 20 ngày sản xuất, tương đương 800.000 đến 1 triệu tấn, vừa đủ để dự phòng cho sự cố máy móc.

Dù Vicem có tiếng trên thị trường với thương hiệu và thị phần chiếm gần 35% nhưng lượng clinker, xi măng tồn trong kho của Vicem đã cho thấy một bức tranh khá tối màu.

Từ cuối năm 2016 đến nay, thị trường xi măng được bổ sung thêm khoảng 6-7 triệu tấn của các nhà máy mới đi vào hoạt động như Xi măng Sông Lam (Nghệ An), Xi măng Long Sơn (Thanh Hóa)… khiến việc tiêu thụ nội địa với tất cả các nhà sản xuất xi măng đều chật vật.

Ông Khải cho biết thêm: "Trong năm 2017, nhu cầu tiêu dùng xi măng nội địa dự kiến chỉ tăng 7-8%, nhưng trong bối cảnh có thêm vài triệu tấn từ các nhà máy mới, mà xi măng đã sản xuất ra kiểu gì cũng phải bán, dù hạ giá, để doanh nghiệp còn quay vòng vốn, đã khiến thị trường xáo trộn không nhỏ".

Trong 10 doanh nghiệp thành viên của Vicem, các doanh nghiệp gần khu vực miền Trung tiêu thụ vất vả nhất như Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai do việc bổ sung nguồn cung từ cuối năm 2016 đều tập trung tại khu vực này.

Đại diện Vicem cho biết, tại miền Trung, tiêu thụ xi măng tăng không đáng kể. Điển hình như Nghệ An tiêu thụ chỉ khoảng 1,5-2 triệu tấn, nhưng riêng 1 nhà máy mới đưa vào hoạt động tại đây đã có công suất 4 triệu tấn, chưa kể các nhà máy xi măng đã hoạt động từ trước.

Xuất khẩu tăng nhưng giá giảm

Lượng xi măng dư thừa lớn được tiêu thụ qua con đường xuất khẩu. Ngành xi măng gặp thuận lợi khi tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay duy trì được mức tăng trưởng dương về sản lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2016, nhưng mức giá xuất khẩu hiện rớt mạnh so với thời điểm năm 2014.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 5/2017, xuất khẩu xi măng và clinker đã tăng 16,6% về lượng và tăng 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm 2017, lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, trị giá 288 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xi măng The Vissai, đơn vị có nhà máy Xi măng Sông Lam (giai đoạn I mới hoạt động có công suất 4 triệu tấn), giá xuất khẩu xi măng, clinker đang giảm mạnh. So với năm 2014, hiện giá xuất khẩu xi măng giảm còn 45-50 USD/tấn so với mức 55-60 USD/tấn, FOB clinker ở quanh mức 29-30 USD/tấn, giảm 25%.

Năm 2014, giá xuất khẩu xi măng trên dưới 60 USD/tấn, FOB clinker từ 38-40 USD/tấn đã bắt đầu giảm từ năm 2015 đến nay.

Xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng trưởng liên tục từ năm 2010 đến năm 2014, với đỉnh cao năm 2014 xấp xỉ 20 triệu tấn xi măng và clinker, doanh thu đạt gần 1 tỷ USD, đứng nhất nhì trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong 2 năm 2015-2016, sản lượng xuất khẩu xi măng chỉ còn 16,2 triệu tấn và 14,7 triệu tấn.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, dù sản lượng và giá xuất khẩu đã nhích lên, nhưng chưa thể nói trước tình hình từ nay đến hết năm, do cạnh tranh xuất khẩu với Trung Quốc, Thái Lan, Iran, Pakistan vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường. Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, giá xuất khẩu clinker, xi măng của Việt Nam với các nước trong khu vực chỉ chênh nhau 0,5-1 USD/tấn.

Đáng nói, từ khi Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 100/2016/NĐ-CP được áp dụng, mỗi tấn clinker và xi măng xuất khẩu của Việt Nam gánh thêm chi phí thuế từ 4-7 USD/tấn. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải oằn mình bù lỗ để giữ thị trường và uy tín với bạn hàng, đặc biệt là với những thị trường và bạn hàng có hợp đồng dài hạn.

Giá cát xây dựng tại các tỉnh miền Tây tăng chóng mặt

Là chủ thầu xây dựng tại Khu dân cư Diệu Hiều (quận Cái Răng), anh Đinh Tông cho biết, ngày 29/5, anh gọi cửa hàng vật liệu để lấy cát xây thì giá cát tăng lên 340.000 đồng/m3.

Anh Tông cho biết, cát xây trước đây chỉ có giá 120.000 đồng/m3. Đến dịp lễ, giá cát tăng thêm 50.000 đồng/m3 và tiếp tục tăng chóng mặt sau đó và được dự báo sẽ còn tăng nữa.

Giá cát xây dựng tại các tỉnh miền Tây tăng chóng mặt
Giá cát xây dựng đã tăng gấp 3 lần

Anh Tông nói: "Cát lẫn cả bùn đất, giá vừa cao nhưng nhiều lúc gọi vẫn chưa có cát ngay, có khi phải chờ 2-3 ngày. Nhiều người đang xây nhà và lãnh thầu thi công đang điêu đứng vì cát".

Chủ cơ sở có nhiều sà lan vận chuyển cát từ Đồng Tháp, An Giang giao cho các cửa hàng vật liệu xây dựng tại Cần Thơ, Hậu Giang ngán ngầm: "Tình hình cát bữa giờ căng lắm. Sà lan phải xếp nhiều ngày mới có. Trước đây, khi mua tại mỏ, giá cát là 18.000 đồng/m3 và được bán lại cho các cửa hàng vật liệu với giá 35.000 đồng/m3. Nhưng hiện nay, giá cát đã cao gấp 3 lần".

Chủ cơ sở này cũng cho biết, hiện nay, không dễ để mua cát tại các mỏ vì rất khó xin hoá đơn, giá lại cao. Sà lan chở 800m3 cát nhưng chủ mỏ chỉ cung cấp hoá đơn nhiều nhất là 300-400m3.

Lốp xe tái chế tăng sức đàn hồi cho bê tông

Nhà nghiên cứu Obinna Onuaguluchi thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng cho biết, nhóm kỹ sư đã thử nghiệm sợi từ lốp xe tái chế với các tỷ lệ khác nhau cùng các vật liệu sản xuất bê tông khác như cát và nước trước khi tìm ra được tỷ lệ lý tưởng là 0,35% sợi lốp xe.

Các con đường bê tông có sử dụng cao su tái chế không còn mới ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Trung Quốc. Cách sử dụng các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông.

Lốp xe tái chế tăng sức đàn hồi cho bê tông
Các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông

Obinna Onuaguluchi cũng cho biết, thí nghiệm của nhóm các nhà khoa học cho thấy loại bê tông này giúp làm giảm sự hình thành 90% vết nứt so với bê tông thông thường. Dù cấu trúc bê tông sẽ tự phát sinh các vết nứt theo thời gian nhưng các sợi polymer sẽ giúp bảo vệ cấu trúc bê tông khi các vết nứt hình thành và kéo dài tuổi thọ của bê tông.

Mỗi năm, trên khắp thế giới, có đến 3 tỷ lốp xe được sản xuất, tạo ra gần 3 tỷ kg sợi cao su khi tái chế.

Giáo sư kỹ thuật dân dụng UBC Nemkumar Banthia cho biết, hầu hết các lốp xe phế liệu đều tập kết tại các bãi chôn lấp. Việc thêm sợi cao su vào bê tông có thể giúp giảm lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp lốp xe, giảm lượng phát thải của ngành công nghiệp xây dựng.

Giá thép sẽ tiếp tục tăng trong tháng 8

VSA đánh giá, những năm gần đây, dù việc tiêu thụ thép trong nước gặp nhiều khó khăn, bên cạnh những doanh nghiệp thua lỗ, vẫn có những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận ở mức khá và cao.

Tính từ năm 2015, Việt Nam là nước sản xuất thép lớn nhất khối ASEAN. Riêng sản phẩm thép cán nóng thì khi ấy Việt Nam gần như chưa sản xuất được. Tuy nhiên, từ tháng 6/2017, lượng thép cuộn cán nóng phải nhập khẩu hàng năm đã được giảm do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cho ra sản phẩm thép cán nóng.

Giá thép sẽ tiếp tục tăng trong tháng 8
Trong tháng 8 này, giá thép thành phẩm sẽ tiếp tục tăng thêm

Cũng theo VSA, các nhà sản xuất phải điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm để bù lại chi phí giá thành do giá phôi thép, thép phế tăng mạnh và liên tục. Trong đó, các nhà máy phía Nam tăng giá 3-4 lần, các nhà máy phía Bắc tăng giá 4 lần. Bên cạnh nguyên nhân giá phôi thép, thép phế tăng mạnh, than điện cực tăng giá và nguồn cung khan hiếm cũng đã khiến các nhà máy có lò EAF phải cân đối lại sản lượng phôi bán ra thị trường. Trong thời gian tới, dự báo, giá phôi sẽ giữ ở mức cao 10.500-10.700 đ/kg. Vì vậy, trong tháng 8 này, giá thép thành phẩm sẽ tiếp tục tăng thêm.

Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam

Quyết định có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký. Việc áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo trình tự thủ tục đúng quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, bằng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam
Biện pháp tự vệ chính thức với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực

Tổng hạn ngạch tôn màu không chịu thuế tự vệ trong năm đầu tiên (từ 15/6/2017 đến 14/6/2018) là 380,68 nghìn tấn. Sang năm thứ 2, lượng tôn màu không chịu thuế tự vệ là 418,75 nghìn tấn và năm thứ 3 sẽ tăng lên 460,62 nghìn tấn. Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch là 19%.

Đây là mức thuế cho lượng hàng nhập khẩu ngoài hạn ngạch (số liệu cụ thể về lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ theo quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Bộ Công thương quy định).

Theo yêu cầu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính - đại diện cho nhóm các công ty: Công ty CP thép Nam Kim, Công ty CP Đại Thiên Lộc và Công ty CP tôn Đông Á, tháng 7/2016, Bộ Công thương đã ra Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, mặt hàng bị điều tra là tôn màu (còn gọi là tôn mạ màu) nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra được phân loại vào các mã HS: 7210.7090, 7210.7010, 7212.4090, 7212.4020, 7212.4010, 7226.9999, 7225.9990, 7226.9919.

Tháng 2/2017, cơ quan điều tra đã tham vấn công khai với tất cả các bên liên quan trong việc này.

Căn cứ Điều 5.1 và Điều 5.2 Hiệp định Tự vệ của WTO, Bộ Công Thương thông báo lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ (mức thuế tự vệ trong hạn ngạch là 0%) của hàng hóa từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như sau:

Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ phân bổ theo các quốc gia, vùng lãnh thổ:

 

Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ
(Đơn vị: tấn)

Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch

Trung Quốc

Hàn Quốc

Lãnh thổ Đài Loan

Quốc gia/vùng lãnh thổ khác

Tổng hạn ngạch không chịu thuế tự vệ

Năm thứ nhất
(Từ 15/6/2017 đến 14/6/2018)

323.120

34.451

14.428

8.680

380.679

19.00%

Năm thứ hai
(Từ 15/6/2018 đến 14/6/2019)

355.432

37.897

15.871

9.547

418.747

19.00%

Năm thứ ba
(Từ 15/6/2019 đến 14/6/2020)

390.976

41.686

17.458

10.502

460.622

19.00%

Năm thứ tư
(Từ 15/6/2020 trở đi (nếu không gia hạn)

0

0

0

0

0

0.00%

Nhôm ép Việt Nam vẫn bị ADC cáo buộc bán phá giá

ADC vẫn cáo buộc nhôm ép Việt Nam bán phá giá Nhôm ép Việt Nam vẫn bị ADC giữ nguyên cáo buộc bán phá giá. Ảnh: Tiếp thị thế giới

Tuy vậy, ADC vẫn giữ cáo buộc bán phá giá đối với sản phẩm này. Cụ thể, biên độ phá giá dành cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhôm ép của Việt Nam có hợp tác ở mức 7,7-18%, trong khi đó biên độ phá giá đối với các công ty không hợp tác lại là 34,9%.

VCA cho rằng, Malaysia vẫn tiếp tục bị điều tra chống trợ cấp với biên độ cáo buộc là 3,2%, mặc dù vậy quốc gia này chỉ bị áp biên độ phá giá đối với các công ty không hợp tác trong vụ kiện chống bán phá giá ở mức 13%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với mức áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.